Pages

Tuesday, 11 June 2013

Tranh luận về hòa hợp hòa giải

Di Nguyen
Sunday at 12:17 · 
Mỳnh công nhận có rất nhiều người vẫn còn thù hận và rất cực đoan, muốn lật đổ chế độ hiện thời để trả thù chứ không thực sự quan tâm đến dân chủ và tự do cho VN, nhưng mặt khác mỳnh thấy rất nhiều người cứ nói về yêu thương và hòa hợp hòa giải, nghe rất hay, nhưng lại không hiểu chút gì về VNCH, tâm trạng người miền Nam và những cái dân miền Nam phải trải qua sau chiến tranh. Không hiểu, không cố hiểu, và không có chút tôn trọng nào với quá khứ. Đúng là người Việt phải yêu thương nhau, đúng là muốn xây dựng đất nước và thay đổi mọi người phải dẹp bỏ hận thù. Nhưng xóa bỏ thù hận, đứng cùng nhau vì mục đích chung không có nghĩa là phủi sạch quá khứ. Đừng nói về yêu thương khi không có sự thấu hiểu và tôn trọng, đừng có ở đó ra rả lý thuyết đẹp đẽ rồi vô tư bảo người khác thù hằn. Mỳnh tự hỏi những người thuộc thế hệ sau chiến tranh ở miền bắc, nói về hòa hợp hòa giải, có đọc gì khác không ngoài những cuốn như "Tổ quốc ăn năn"? Có đọc bất kỳ cái gì từ góc nhìn của người miền nam không? Có thử đặt mình vào vị trí của người miền nam không?
Có thể mỳnh không có tư cách nói, mỳnh cũng sinh sau chiến tranh. Cũng không định nói, nhưng vẫn phải nói, vì có nhiều người thản nhiên sử dụng 1 hình ảnh nào đó mà không biết ý nghĩa và tác động của nó, hoặc bênh vực 1 nhân vật gây tranh cãi, chẳng hạn như 1 nhạc sỹ, mà không biết người đó thực ra làm gì và tại sao nhiều người không thích. Mỳnh cũng sinh sau chiến tranh, và cũng ủng hộ hòa hợp hòa giải, nhưng mỳnh cố gắng, khi có thể, nhìn vấn đề từ góc nhìn của người khác. 
Love without understanding and respect isn't love, especially, when you talk about love but judge and condemn people who don't 'love' the way you do.
Like ·  · Unfollow Post · Share
John T. Tran, LiBra Lon Ton, Hao-Nhien Q. Vu and 12 others like this.

Tôi Tự Tin Like mạnh 

Sunday at 14:55 via mobile · Like

Tiến Từ Từ Thưa bạn Hải Di, bạn có giải pháp nào khác không?

Sunday at 15:00 · Like

Nautical Mile Trên thế giới không hiếm những trường hợp như Việt Nam, những xã hội chịu nhiều mất mát đau thương và chia rẽ dân tộc sau một cuộc nội chiến hoặc thảm sát/đàn áp từ chế độ độc tài. Nhưng một số họ có thể hàn gắn với nhau bằng con đường hòa hợp hòa giải, vậy có lẽ mình nên nhìn vào họ để tự hỏi tại sao họ làm được, còn mình thì không. Trường hợp của Nam Phi là một ví dụ - Nelson Madela đã ra ngay chủ trương HHHG này sau khi chủ nghĩa apartheid kết thúc.


Họa sĩ đường phố Banksy có 1 câu mình rất thích: "“There are four basic human needs; food, sleep, sex and revenge.” - Bốn nhu cầu căn bản của con người là: thức ăn, giấc ngủ, tình dục và trả thù. Bỏ phần cảm tính qua một bên, chúng ta nên công nhận lòng mong muốn trả thù của con người (sau khi bị hành hạ, đối xử tệ hại) là một bản năng - và việc thay đổi bản năng là điều rất khó. Có công nhận sự khó khăn này thì mới hiểu được sự tha thứ (và từ đó đi đến HHHG) không phải là điều dễ dàng, và không phải chỉ có kêu gọi suông thì nạn nhân lập tức nở nụ cười và chìa bàn tay ra hòa giải.

Sunday at 15:06 · Like · 4

Nautical Mile Chị thường im lặng trước những lời kêu gọi HHHG là vì như thế, mặc dù biết rất rõ một số trong những lời kêu gọi đó xuất phát từ thiện ý.

Sunday at 15:07 · Edited · Like

Tiến Từ Từ Những người nêu cao tinh thần hòa giải - hòa hợp dân tộc hiểu rằng, công việc của họ là rất khó khắn. Nhưng đó là những hành động bắt buộc. Triết lí đơn giản như thế này: 


Sau hơn 400 năm liên tục xung đột, dân tộc Việt Nam đã bị chia rẽ nghiêm trọng. Mặt khác, thế giới bước vào thời kì toàn cầu hóa, trong đó, những quốc gia không có thực chất, không phải được xây dựng trên những đồng thộng về tương lai chắc chắc sẽ bị tan rã. Giải pháp nào cho Việt Nam, hoặc chúng ta xóa bỏ nhưngx hận thù, chia rẽ để tiến đến với nhau, ngồi lại với nhau để mong có một đồng thuận chung cho tương lai; hoặc mỗi người tự tìm cho mình những giải pháp cá nhân, để rồi lại tiếp tục xung đột với nhau và tiếp tục tan rã.


Một vấn đề nữa mà bạn Di có thắc mắc, bạn cho rằng, "thấy rất nhiều người cứ nói về yêu thương và hòa hợp hòa giải, nghe rất hay, nhưng lại không hiểu chút gì về VNCH, tâm trạng người miền Nam và những cái dân miền Nam phải trải qua sau chiến tranh" hoặc " xóa bỏ thù hận, đứng cùng nhau vì mục đích chung không có nghĩa là phủi sạch quá khứ". Tôi cho rằng, hiểu lịch sử, người làm chính trị có quyền tìm hiểu về nguyên nhân nào khiến VNCH thất bại, ít nhất để lấy làm bài học. Bài học đó là bài học chung của tất cả người Việt Nam với mọi quá khứ chính trị và thành phần xã hội. Bài học đó cũng giải thích nguyên nhân khiến không chỉ VNCH thất bại, mà còn giải thích tất cả những uẩn khúc của lịch sử Việt Nam, trong ít nhất 400 năm qua. Tựu chung lại, bài học đó chỉ ra, người Việt Nam không có văn hóa chính trị. Chính trị là công việc "bẩn thỉu", là môt công việc không ai muốn làm, là công việc chẳng may rơi vào tay nên phải làm. Văn hóa chính trị tồi dở khiên người lãnh đạo Việt Nam qua các thời kì không nhìn nhận được thế giới với nhưngx xu thế tất yếu của nó, khiến họ cứ khư khư giữ mãi sự lạc hậu của mình và cho dân tộc Việt Nam. Văn hóa chính trị tồi dở còn được chứng minh qua việc không tồn tại một nhân sự chính trị liên tục, khiến người Việt không có những quãng lịch sử ổn định nào cả.

Sunday at 15:24 · Like

Di Nguyen Thứ nhất, anh đang hiểu sai. Em không hề viết dòng nào phản đối hòa hợp hòa giải, hay đúng hơn, em còn viết là em ủng hộ. Nên không cần dài dòng. 

Thứ 2, cho câu hỏi "giải pháp nào khác không" của anh, em đã viết trên kia. Anh có thể nói về yêu thương, hòa giải, nhưng anh thiếu sự thẩu hiểu, và tôn trọng với quá khứ. 
Thứ 3, em nói về tâm trạng người miền nam và những cái dân miền nam phải trải qua sau chiến tranh (còn anh lại đang nói về VNCH và lý do VNCH thất bại). Đó là cái anh không thấy, không hiểu, và không có vẻ gì muốn hiểu. 1 ví dụ là cách nhìn của anh về Phạm Duy và Trịnh Công Sơn. 2 là việc anh sử dụng bức hình tướng Loan. Chú thích thêm, em cũng chưa bao giờ nói chế độ VNCH hoàn hảo. Nhưng chuyện anh dùng bức hình đó, theo em, là lố bịch và phản cảm. Bản thân nó đã bị hiểu sai và lợi dụng quá nhiều và quá lâu rồi. 
Nói chung, anh viết 1 cmt rất dài, nhưng chẳng liên quan bao nhiêu tới stt của em.
Sunday at 16:22 · Like · 1

Mai Vu Di em, chuẩn không cần chỉnh.  

Nếu đặt mình vào vị trí của tướng Loan ngay lúc ấy, mình có thể phản ứng tương tự vì quá phẫn nộ. Một người bình thường hạ súng kẻ thù bên kia trong chiến tranh là chuyện bình thường, nhưng ngặt nỗi tướng Loan là tướng của một chính quyền, vì vậy mà hình ảnh đó đã bị những kẻ diều hâu & phản chiến dùng nó để bôi bẩn cả một chế độ, họ không cần biết lý do thật phía sau tấm hình. Hãy đọc bài này để hiểu thêm:
http://ongvove.wordpress.com/2009/05/09/tướng-loan-va-nhiếp-ảnh-gia-adams-an-oan-giang-hồ-song-phẳng/
Sunday at 17:45 via mobile · Like · Remove Preview

Tiến Từ Từ 1. "Thấu hiểu và tôn trọng với qúa khứ" và việc tìm hiểu lịch sử có mâu thuẫn gì với nhau không? 

2. Còn về vấn đề cách cẩm nhận bức tranh và âm nhạc thuộc về vấn đề nghệ thuật. Cách đánh giá khác nhau.
Sunday at 18:10 · Like

Nautical Mile Tìm hiểu lịch sử, tìm hiểu vì sao VNCH thất bại, v.v... hoàn toàn là điều đúng, chẳng có gì sai cả. Nhưng nó không thể được đặt trong bối cảnh hòa hợp hòa giải. Trong quá trình HHHG, sự thật lịch sử mà người ta muốn tìm hiểu là những cuộc thảm sát, những bất công, những hành hạ về thể xác và tinh thần trong quá khứ mà chưa bao giờ chính thức được công nhận. 


HHHG không phải là để mổ xẻ thất bại của 1 bên nào đó. Đặt vấn đề tại sao lại thất bại trong tiến trình HHHG không những là lạc đề, mà còn tạo tác dụng ngược vì nó sẽ làm cho người bên kia thêm tổn thương. Vâng, chúng ta đang muốn đi đến HHHG, thế nhưng anh lại mổ xẻ nguyên nhân vì sao trước kia chúng tôi lại thua cho các anh. Các anh thật sự muốn hòa giải, hay chỉ muốn một cơ hội dạy dỗ chúng tôi?

Sunday at 18:36 · Like

Di Nguyen @Tiến: 

2, chuyện bức hình, đó không phải là 1 tác phẩm hội họa. Và nó, như đã nói, đã bị lạm dụng quá nhiều. Ghép bàn tay cầm hoa vào đó là rất phản cảm, phản tác dụng khi anh muốn nói về chủ đề hòa hợp hòa giải. Em không dám đại diện cho toàn bộ dân miền nam, nhưng em cho rằng nhiều người miền nam sẽ thấy không ổn. 

Chuyện Trịnh Công Sơn và Phạm Duy, lý do họ bị phản đối không chỉ vì nhạc. Anh nghĩ Trịnh Công Sơn bị phản đối chỉ vì nhạc phản chiến? Nhầm. Còn trường hợp Phạm Duy? Không ai nói gì về nhạc- tài năng Phạm Duy là không thể chối cãi. Vấn đề là tư cách, thái độ chính trị và các phát biểu của Phạm Duy. Có lẽ anh cũng không biết? 


1, thái độ bình thường của anh, và cách anh sử dụng bức hình đó, cho thấy anh không tôn trọng quá khứ. Và với 'quá khứ', em không nói về góc độ lịch sử và chính trị, chẳng hạn như VNCH có cái tệ gì và tại sao VNCH sụp đổ như anh nói, mà góc độ con người và suffering. 


Yêu thương? Hòa giải? Cái anh đang làm là giảng lý thuyết, anh chỉ đứng 1 chỗ và nói mọi người phải yêu thương nhau đi, phải tha thứ đi, rồi trực tiếp hoặc gián tiếp phê phán, bảo người khác thù hận, mà không thử tìm hiểu về những cái người khác đã trải qua, không thử nhìn và cảm nhận bằng con mắt của người khác. 


Theo anh, tại sao nhiều người miền nam vẫn không thể quên quá khứ? Chỉ vì chế độ cũ sụp đổ? Chỉ vì sau chiến tranh người miền nam không còn giàu có như trước đó? Không. Vì sau chiến tranh, nhiều người phải đi tù, phải đi học tập cải tạo mười mấy năm, ngay cả bây giờ năm 2013 vẫn còn nhiều người bị ám ảnh và gặp ác mộng hàng đêm, không thể thoát được quá khứ, không thể quên được những năm tháng trong tù, lại uất ức vì không làm gì được và không thể thổ lộ cùng ai. Vì sau chiến tranh, phải đổi tiền, nhiều người sạt nghiệp, cả nền k/tế bị phá sập, nên hàng triệu người mới phải bỏ nước ra đi, biết đi là cơ hội 50/50, hoặc có tự do, hoặc chết ngoài biển. Hơn nữa chiến tranh qua bao nhiêu năm, dân Sài Gòn vẫn là công dân hạng 2, nhà nước vẫn chưa bao giờ muốn hòa hợp hòa giải. Và nhiều thứ khác. Sinh nhiều năm sau chiến tranh, sau Đổi mới, em không có trải nghiệm trực tiếp, không thể đại diện cho bất kỳ ai, nhưng em không phải là idealist. 


Anh nghĩ vấn đề của Karl Marx là gì? Marx đâu phải là người xấu. Khi nghĩ ra CNCS, Marx chống lại cái bất công của xã hội hiện thời và muốn 1 xã hội công bằng, mọi người đều hạnh phúc, không ai phải làm nô lệ cho ai. Good intentions. Nhưng vấn đề của Marx là chỉ có lý thuyết, quá lý tưởng, không thực sự hiểu bản chất con người và không nhìn thấy cái hạn chế của mớ lý thuyết của mình. Em không muốn trở thành như thế và cố gắng không trở thành như thế. Em luôn ủng hộ hòa hợp hòa giải, luôn muốn người Việt đoàn kết và sát cánh bên nhau, luôn muốn VN thực sự trở thành nước dân chủ, nhưng mặc khác em không muốn là kiểu người chỉ hô hào về tha thứ và bao dung nhưng lại vô tư, không hiểu gì, em muốn, trong khả năng, đặt mình vào vị trí của người khác, muốn hiểu cái người miền nam phải trải qua, những đau khổ và mất mát họ phải chịu đựng. Chỉ có thể có yêu thương, tôn trọng và bao dung khi đã (cố gắng) thấu hiểu. Nói về bao dung và muốn mọi người cứ thế quên sạch quá khứ, như chưa có chuyện gì xảy ra, là không thể, và hoàn toàn không hiệu quả.

Sunday at 18:55 · Edited · Like

Hoa Pham Cho nên phải buông xả quá khứ, tâm trí phải sống ở hiện tại.

Yesterday at 00:17 via mobile · Like

Nautical Mile Quá khứ có thể buông xả, nhưng những bài học từ quá khứ thì không thể buông. Đó là tại sao sau bao nhiêu năm người ta vẫn tưởng niệm các nạn nhân của Đức Quốc Xã, của Thiên An Môn. Nếu không thể rút kinh nghiệm từ những bài học trong quá khứ, thì những tàn ác của quá khứ sẽ tiếp tục lập đi lập lại mãi cho đến khi con người học và nhớ được mới thôi.

Yesterday at 01:11 · Like · 2

Hoa Pham Nguyên nhân người Việt không thể hòa giải được vào bây giờ là vì họ còn mang trong người nỗi giận. Họ không tin tưởng lẫn nhau. Lòng tham cũng nhiều nữa. Cuộc nội chiến đó kéo dài đến như vậy là do 2 bên đều từ chối đối thoại. Ông Thiệu từ chối đối thoại và, VNDCCH từ chối đối thoại. Bây giờ vẫn không chịu đối thoại. Nếu không chịu đối thoại một cách hòa bình, công bằng thì sẽ còn nhiều hy sinh vô ích nữa. 


Bạn Nautical hiểu sai ý nghĩa buông xả của mình. Buông bỏ những ý nghĩ làm cho tâm con người đau khổ á.

Yesterday at 09:06 via mobile · Like

Di Nguyen @Hoa: 

Theo em, cách nhìn của chị quá đơn giản. 

Thứ nhất, nói 1 cách chung chung, không phải lúc nào cũng có thể đối thoại và đối thoại không phải lúc nào cũng có thể giải quyết được mâu thuẫn và xung đột. Vì nếu như thế, thế giới không bao giờ có ch...See More

Yesterday at 11:20 · Edited · Like · 4

Hoa Pham Nó vốn rất đơn giản. Chỉ là con người làm nó phức tạp.

Yesterday at 11:45 via mobile · Like

Di Nguyen Chị nói như thể đang can 2 đứa nhóc 5 tuổi đánh nhau ấy. Hài chết.

Yesterday at 11:49 · Like · 1

Mẹ Nấm Gấu Chị có nói điều đầu tiên để hoà hợp hoà giải là phải trả lại sự thật cho quá khứ. 

Mà hình như chị nói dở nên người ta ko hiểu
Yesterday at 11:56 via mobile · Like

Di Nguyen Mẹ Nấm Gấu: Vụ hôm trước ở NU lát em kể lại cho chị. 

Hoa Pham: Nếu chị đã nói như thể mọi thứ như trò đùa, và không đập lại lập luận của em, thì em chả còn gì để nói nữa.
Yesterday at 11:59 · Like

Hoa Pham Nếu nói về tâm lý, Di nghĩ những gia đình ngoài Bắc nghĩ sao khi con họ hy sinh bởi súng đạn của VNCH? Bởi chất độc da cam của Mỹ? Bây giờ ngồi trách móc quá khứ thì được gì? Phải hiểu tâm lý cùng quyền lợicả hai bên họ cần gì. Bên ĐCSVN họ cần sự bảo đảm an toàn tài sản của họ, bên DC cần nắm quyền. Đó là cái deal họ có thể thỏa thuận với nhau. Trong thỏa thuận chính trị, người dân chỉ là con cờ.

Yesterday at 12:03 via mobile · Like

Hoa Pham Người dân nghĩ họ có tự do, có quyền lực. Thực sự họ chẳng có gì.

Yesterday at 12:11 via mobile · Like

Duy Ngọc Mình thì thấy sự chia rẽ của ng VN giờ không liên quan đến quá khứ gì cho lắm. thấy mọi người từ các phía hồi trước giờ gặp nhau nói chuyện vui vẻ bình thường. Có cãi nhau, ghét nhau thì cũng chỉ một số người quan tâm đến chính trị ko thích thể chế hiện tại với những người thích nó (có thể có hoặc ko có chân trong bộ máy công quyền và hưởng quyền lợi từ đó). Mà cái đó thì cũng bình thường, khi cái hiện thực này thay đổi thì chắc mọi người lại vui vẻ với nhau thôi, hay ít ra cũng chẳng ghét nhau làm gì nữa.

Bởi vậy mình nghĩ vấn đề của VN chẳng phải chia rẽ hay gì, mà chỉ là đang ngu dốt quá trong sự mất tự do (mình không loại trừ bản thân). Bao giờ có được tự do và học cho bớt dốt đi là ổn thôi.
Có thể đó chỉ là trong các không gian mình sống, nhiều chỗ khác có thể khác mà mình ko biết.
Yesterday at 12:25 · Like

Di Nguyen @Hoa: Em hiểu ý chị. Trong chiến tranh, người dân của cả 2 bên đều có thể hy sinh bởi súng đạn của bên kia, kể cả chất độc da cam của Mỹ như chị nói (chủ yếu rải ở miền nam chứ không phải ở miền bắc). Tạm coi như cân bằng (vì đấy là chiến tranh). Nhưng sau 1975, cách hành xử của 'bên thắng cuộc' với 'bên thua cuộc' như thế nào? Nhà nước đã làm gì? Đó là nguyên nhân dẫn đến thù hận, và lý do HHHQ khó thực hiện. Bây giờ không phải là lúc trách móc, như chị nói, cứ coi như không nhắc tới quá khứ nữa, thì nhà nước này đã làm bất kỳ điều gì để cho thấy thiện chí muốn HHHG chưa? Có bất kỳ hành động cụ thể nào chưa?

Yesterday at 12:27 · Edited · Like

Di Nguyen Duy Ngọc: Chắc đấy là không gian anh sống 

Yesterday at 12:28 · Like

Duy Ngọc mình thấy nói hòa giải nhiều quá những cũng chẳng biết túm lại là hòa giải cái gì với cái gì. Nếu chỉ là người dân bình thường với nhau từ các bên trong quá khứ thì thực sự mình nghĩ là đơn giản, chẳng vấn đề gì, suy nghĩ có khác nhau thì cũng tốt chẳng sao. Còn người dân với chính quyền hiện tại thì hòa giải cái gì mà hòa giải, hoặc là cứ rứa, hoặc là oánh nhau 1 chết 1 sống, hoặc là gây áp lực và thỏa hiệp dần dần...

Yesterday at 12:37 · Like

Di Nguyen Chi tiết xin liên hệ Tiến Từ Từ và Mẹ Nấm Gấu.

Yesterday at 12:48 · Like

Hoa Pham Di có cách nhìn giống y chị 4 năm về trước.

Yesterday at 12:58 via mobile · Like

Di Nguyen Hy vọng 4 năm sau em không có cái nhìn như chị :))

Yesterday at 13:01 · Like · 1

Hoa Pham Haha, nhưng chắc chắn là em k có cái nhìn như bây giờ. Sẽ còn thay đổi nhiều lắm theo thời gian sự hiểu biết của em cũng như kinh nghiệm về sự sinh tồn được mở rộng.

Yesterday at 13:08 via mobile · Like

Di Nguyen Có thể. 

Nhưng như đã nói, suy nghĩ của đạo Phật chỉ để cho cá nhân thôi, chỉ cho bản thân chị giải quyết vấn đề của chị, chứ không phải chuyện 1 đất nước, 1 dân tộc, hoặc chuyện chính trị. Em cũng thấy chị nói nghe rất dễ, khi thực ra bản thân chị cũng chẳng liên quan gì nhiều tới chuyện này, và sắp tới còn muốn đi tu. Không đặt mình vào vị trí của người khác, chỉ khơi khơi bảo ôi dào quên đi, dẹp đi, buông xả đi, theo em là dửng dưng và thiếu nhạy cảm. Em có cảm giác chị xem tất cả như trò đùa, và cmt chỉ để cmt, chứ không thực sự cân nhắc mình đang nói gì và đang nói tới cái gì. 
Mà khi đã vậy thì, như đã nói, em chẳng muốn nói nhiều cho mất công. 
Chuyện HHHG em cũng đâu định nói, chẳng qua vì 1 tấm hình. Toàn lý thuyết suông.
Yesterday at 13:16 · Like

Eleanor Rigby Kinh nghiệm về sự sinh tồn thì sẽ giúp cái nhìn của mình khác đi như thế nào nhỉ? 

Yesterday at 13:16 · Like

Hoa Pham @ele: hihi, nguoi lon va con nit khác nhau o cách suy nghĩ như thế nào? Tâm lý, ham muốn giua hai nhóm đó khác nhau như thế nào

Yesterday at 13:24 via mobile · Like

Eleanor Rigby thế nào là người lớn? Là người cố gắng dùng những kinh nghiệm tưởng như dày dặn hơn của mình để chứng minh người nhỏ tuổi hơn sai hoặc non nớt?

Yesterday at 13:28 · Like

Mẹ Nấm Gấu Chị không đồng ý với quan điểm buông xả của Hoa Pham.

Với chị, triết lý đó chỉ có thể giải quyết vấn đề cá nhân. 
Còn vấn đề HHHG ở đây nó đòi hỏi rất nhiều thứ, thứ đầu tiên và tiên quyết phải có đó là dũng cảm thừa nhận sự thật trong quá khứ.
Mà điều này người miền Bắc không làm được, chính điều này kéo theo toàn bộ nỗ lực duy trì bưng bít như hiện tại.
Yesterday at 13:29 via mobile · Like · 2

Eleanor Rigby cách nhìn quá đề cao trải nghiệm mà không thấy sự thay đổi hay tươi mới để đặt vào hoàn cảnh cho thích hợp, cũng tương tự như cách lợi dụng bề dày quá khứ, đặc biệt là thứ quá khứ và chiến tích bị bưng bít, làm cho tù mù, để mị dân. Cách này ĐCSVN đã và đang áp dụng triệt để, giống như ý chị Mẹ Nấm đã nói. Chính vì cách cai trị đó nên các bên chuyện đối thoại được với nhau là không tưởng.

Yesterday at 13:33 · Like

Hoa Pham @ele: No, mình đâu nói nguoi lớn luôn đúng. Ma câu trên kia mình k có ý ám chỉ mình la nguoi lon, Di la con nit nhe. Boi vi mình tự coi mình là đứa con nit. Nhưng sự thật đúng là chúng ta sẽ thay đôi.

Yesterday at 13:34 via mobile · Like

Eleanor Rigby Nhưng không phải tất cả chúng ta đều sẽ buông xả đúng không? Mình không nghĩ bạn sai, mình chỉ nghĩ những giá trị bạn đang bảo vệ nó đúng cho bạn, nhưng khá irrelevant với ngữ cảnh này 

Yesterday at 13:41 via mobile · Like

Hoa Pham Ghandi có qoute minh thích và mình đang muốn thực hiện: be the change you want to see in the world,

Yesterday at 13:49 via mobile · Like

Tiến Từ Từ Thôi mình mệt rồi! Đôi khi, giá trị của một ý kiến không hẳn là những lập luận logic. Nhiều trường hợp, giá trị của một ý kiến đến từ niềm tin.

Yesterday at 14:02 · Like

Nautical Mile Hoa Pham Đúng, nếu buông xả được thì tốt, nhưng vấn đề là nạn nhân không thể buông xả thì sao? Đạo Phật là đạo từ bi, chúng ta giang tay đón nhận những người có thể buông xả, và CẢ NHỮNG NGƯỜI KHÔNG THỂ BUÔNG XẢ. Không phải với những kẻ không thể buông...See More

Yesterday at 15:02 · Edited · Like · 4

Hoa Pham Họ k buông xả được thì đành chịu. Chính họ k buông xả được thì đừng mong đợi phe đối lập chịu hhhg. Chỉ còn cách 2 bên đấu nhau 1 chết 1 sống. Đối với người Việt thì trường hợp cuối sẽ xảy ra.

Yesterday at 18:52 via mobile · Like

Hoa Pham Mình thấy có cái gì nữa đâu mà phải hòa hợp hòa giải, lòng dân nó đã hòa hợp rồi sau ngày 30.4.1975. Như ông Nguyễn Cao Kỳ, tướng VNCH, bởi vì ông ấy bỏ qua quá khứ, ông ấy chấp nhận về VN, đó là tinh thần cầu thị. Chịu nhường nhịn. Nhưng những người còn ôm bám vào quá khứ lên án ông ấy là ăn bám CS. 


Chính nhóm người kêu gọi hhhg là người k thể hhhg.

Yesterday at 19:10 via mobile · Like

Tiến Từ Từ :D

Yesterday at 19:11 · Like

Hoa Pham Nó thể hiện tính đạo đức giả vậy, tính cơ hội.

Yesterday at 19:12 via mobile · Like

Nautical Mile "Chính nhóm người kêu gọi hhhg là người k thể hhhg." << Mình không biết bạn Hoa có biết nhóm người nào kêu gọi HGHH không mà bạn bảo rằng họ mới chính là không thể hòa giải & hòa hợp? Phật pháp có bốn giới hạnh về ngôn ngữ, nếu bạn không biết rõ mà phán như thế không chừng lại vướng khẩu nghiệp đây.


Với mình thì tuy mình có không đồng ý với cách làm của một số bạn đó (mình vốn quen một vài người) về việc HGHH, nhưng với mình họ là những người rất tốt, biết lắng nghe, và khả năng hòa giải (khi cần thiết) của họ thì có thừa.

Yesterday at 19:23 · Like

Nautical Mile "Họ k buông xả được thì đành chịu. Chính họ k buông xả được thì đừng mong đợi phe đối lập chịu hhhg." << Vậy là bạn không thể tùy duyên à, cứ nhất định đòi họ phải buông xả thì mới chịu? 


Không thể trực tiếp thay đổi con người thì ta dùng hoàn cảnh để thay đổi con người, việc gì cứ phải khăng khăng chỉ một phương pháp nào đó mới là tốt nhất?

Yesterday at 19:25 · Like

Eleanor Rigby Haha Hoa à đến đây thì thấy rõ là bạn càng nói càng xa luận điểm ban đầu. Ý ở đây là trực diện nhìn vào sự thật, để hiểu không ai thắng ai thua gì khi con người vẫn còn tranh chấp trong lòng. Chỉ có vậy mới để những khúc mắc trong quá khứ qua đi được. Còn vấn đề tu dưỡng của một cá nhân để buông xả mọi thứ, diệt hành diệt ái chi đó, nếu bạn có cách nhân rộng lên thành mô hình cho nhà nhà theo được, để các bên bớt xâu xé nhau, thì xin mời bạn :)) hãy ý thức được rằng luôn có sự khác biệt giữa nhận thức cá nhân và nhận thức tập thể chứ. Cách tiếp cận cũng vì thế mà khác nhau!

Yesterday at 19:28 via mobile · Like

Eleanor Rigby Hơn nữa nếu dựa vào một vài ví dụ nào đó hoặc trải nghiệm cá nhân mà bạn Hoa nói rằng "lòng dân đã hoà hợp rồi" thì mình không đồng tình. Không phải người ta vẫn dậy sóng đó đây và dùng tàn tích ngày trước để khích bác nhau đó sao? Chính nó cũng khiến cho việc bất cứ cá nhân nào chống lại ĐCSVN đều bị gán ghép với một tổ chức còn lại của VNCH, và vì thế ngta ko còn biết nguồn gốc của hành động là từ đức tin hay từ quyền lợi và thù hằn nữa. Cái buông bỏ và mặc kệ sự thật trong qua khứ đó, đã dẫn đến vô số dấu chấm hỏi về sự thật hiện tại, không phải sao?

Yesterday at 19:35 via mobile · Like · 1

Hoa Pham Uh cho nên đời nó mới phức tạp.

Yesterday at 19:43 via mobile · Like

Hoa Pham Mình k phải k hiểu về sự đa nguyên trong xã hội con nguoi. Mình thấy tự con nguoi lam cho xa hoi tro len phuc tạp va di tìm hòa bình trong vòng lẩn quẩn.

Yesterday at 19:56 via mobile · Like

Chelsea Nguyen You don't get it do you, lol

22 hours ago via mobile · Like · 1

Di Nguyen "Mình thấy có cái gì nữa đâu mà phải hòa hợp hòa giải, lòng dân nó đã hòa hợp rồi sau ngày 30.4.1975. Như ông Nguyễn Cao Kỳ, tướng VNCH, bởi vì ông ấy bỏ qua quá khứ, ông ấy chấp nhận về VN, đó là tinh thần cầu thị. Chịu nhường nhịn. Nhưng những người còn ôm bám vào quá khứ lên án ông ấy là ăn bám CS. 


Chính nhóm người kêu gọi hhhg là người k thể hhhg.


Nó thể hiện tính đạo đức giả vậy, tính cơ hội." 


À, thì ra chị Hoa nghĩ như ri. Ààààà.

22 hours ago · Like

Mai Vu <<Như ông Nguyễn Cao Kỳ, tướng VNCH, bởi vì ông ấy bỏ qua quá khứ, ông ấy chấp nhận về VN, đó là tinh thần cầu thị. Chịu nhường nhịn. Nhưng những người còn ôm bám vào quá khứ lên án ông ấy là ăn bám CS.>> Nếu ông ta về VN với tư cách cá nhân, làm một kẻ vô nhân tiểu tốt và im miệng thì chẳng có gì đáng nói. Thời buổi này thiên hạ đi đi về về VN thiếu gì, đi hà rần như đi chợ . Nhưng chính vì bảnh tánh thích phô trương màu mè nên ông Kỳ phát biểu nhăng nhít như thể ông ta là đại diện cho cả VNCH, cho cộng đồng người việt tỵ nạn tại hải ngoại . Chính vì điều này mới làm nhiều người phẫn nộ . Ông Phạm Duy cũng như thế thôi.

5 hours ago · Like

Hoa Pham Mình không có ý cố gắng thắng cuộc trao đổi. Cảm ơn mọi người góp ý thêm cho cách nhìn của mình.

5 hours ago via mobile · Like

Mai Vu @bạn Hoa, trao đổi thì không cần thắng thua đâu. Mình chỉ muốn nói ra sự ngộ nhận của bạn (và cũng của rất nhiều người) cho rằng người miền Nam lúc nào cũng chăm chăm ôm bám vào quá khứ để thù hận . Người miền Nam (VNCH) không phải tất cả đều thiển cận và quá khích như thế đâu.  Hầu hết đều đã rất thành công và hài lòng với cuộc sống nơi quê hương mới của mình. Quá khứ cũng giống như tuổi xuân, qua rồi thì chẳng bao giờ lấy lại được. Họ đã có thể move on & tiến về tương lai, quá khứ chỉ là một vết sẹo lâu lâu bị hằn tấy để nhắc nhở những kinh nghiệm đau thương họ trải qua . Nhưng xin đừng nhầm lẫn rằng nhiều người thù hận là vì tiếc nuối quá khứ . Họ thù hận bởi vì phiên bản VN hiện tại chẳng có gì đáng để cho họ chấp nhận, thậm chí cái mới còn tệ hại hơn cái cũ . Khi phiên bản hiện tại chỉ là mớ dẻ rách, tương lai mịt mù, đồng bào vẫn còn sống chìm trong đau thương & gian dối thì dĩ nhiên con người ta sẽ hoài niệm về một quá khứ đẹp. Ngay cả những con người đang sống trong phiên bản hiện tại ấy còn muốn thoát đi nữa thì trách gì những người hoài niệm quá khứ.

4 hours ago · Like

No comments:

Post a Comment

Be not afraid, gentle readers! Share your thoughts!
(Make sure to save your text before hitting publish, in case your comment gets buried in the attic, never to be seen again).