Pages

Thursday 9 August 2012

Half full chủ nghĩa

Dạo này trên facebook thấy nhiều người đăng những thứ đại loại như hãy suy nghĩ tích cực, vấn đề không phải là hoàn cảnh mà là thái độ, nên hài lòng với những gì đang có, đừng phàn nàn, hãy nghĩ tới những người không may hơn mình, blah blah blah. Phát ngấy.

- Suy nghĩ và cảm giác tiêu cực, vượt qua 1 giới hạn, có thể dẫn tới nhiều hậu quả xấu, đặc biệt với sức khỏe. Nhưng khi chưa đến giới hạn đó, nó hoàn toàn tự nhiên và bình thường như những suy nghĩ và cảm giác tích cực, không có lý do gì để cố gắng loại bỏ, né tránh hoặc phủ nhận. 
- 1 đứa bạn NU của mỳnh từng bảo, đôi khi nó mệt sau 7-8 tiết ở trường, về nhà lại đủ thứ bài vở và nhiều việc khác, chỉ phàn nàn 1 câu nhưng ba mẹ lại nói ngay, nên biết ơn vì mình may mắn như thế nào, nên nghĩ tới những đứa trẻ đói khát ở Châu Phi. Thực tế, ca cẩm 1 chút khi mệt mỏi, kiệt sức cũng như buột 1 tiếng chửi thề khi đau, bức bối, khó chịu có tác dụng tốt, làm giải tỏa những cảm giác khó chịu, tiêu cực trong người. 1 người đang đủ thứ trong lòng nghe ai đó bảo nên cảm thấy biết ơn và tận hưởng những gì mình đang có, chắc chắn không cảm thấy thoải mái sung sướng gì hơn, còn nếu tự nói với bản thân không nên tiêu cực nữa, mình thế này là may mắn lắm rồi, chưa chắc đã làm bản thân bớt bực dọc mà, theo nghĩa nào đó, chỉ đang chối bỏ cảm xúc thực sự của mình, trong khi những cảm xúc như bực bội, giận dữ, thất vọng, lo lắng, buồn bã... đều bình thường và tự nhiên. 
- Nói vấn đề không phải là hoàn cảnh mà là thái độ có ý đúng nhưng không hẳn 100% đúng. Tất nhiên, hoàn cảnh là cái mình không thể quyết định, còn thái độ là cái ta có thể hoàn toàn làm chủ. Nhưng cuộc sống không chỉ đơn giản là ăn, ngủ, học, làm việc, chơi, hạnh phúc không hẳn chỉ là có mái nhà, bạn bè...- định nghĩa hạnh phúc rất phức tạp và mang tính cá nhân. Có cơ thể lành lặn, được sống với gia đình và bạn bè, được đi học và làm việc... với nhiều người là không đủ để gọi là hạnh phúc, nên khi chưa đạt được điều mình mơ ước, họ cảm thấy không hài lòng- như thế không có nghĩa là họ tiêu cực, không nhận ra sự may mắn của bản thân.  
- Khi 1 người không hài lòng với cái họ đang có, họ có thể bị những người theo chủ nghĩa biết-ơn-và-suy-nghĩ-tích-cực xem là bi quan, nhưng chính sự không hài lòng sẽ là động cơ để họ phấn đấu và thay đổi. Trong khi đó, sự hài lòng lại có thể là chấp nhận 1 cách thụ động. 
- Trong 1 số trường hợp, sự hài lòng có thể rất nguy hiểm. Chẳng hạn, trong xã hội, có người nhìn thấy nhiều vấn đề và thấy đất nước mình không bằng nhiều quốc gia khác, nhưng cũng có nhiều người "quyết định" hài lòng, chủ yếu theo 2 cách, hoặc so sánh đất nước mình với những nước dưới mình chứ không nhìn lên, hoặc so sánh với quá khứ, để nghĩ "thế này là tốt lắm rồi, tốt hơn hồi xưa nhiều". Đây là cách nghĩ thụ động, làm trì kéo sự thay đổi và phát triển của xã hội.  
- Đôi khi, "tiêu cực" chỉ là từ 1 số người dùng thay cho từ "thực tế" hoặc "nghi ngờ, cẩn thận". 
- Suy nghĩ tích cực và lạc quan khi đưa ra 1 quyết định, đôi lúc, dẫn tới sự tự tin quá mức và chủ quan, không xét đến những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra, nên có thể đưa ra quyết định khi không suy nghĩ thực sự cẩn trọng, và có thể gây ra nhiều hậu quả tai hại. 
- Khi thực tế, không quá tự tin, và nghĩ đến những tình huống xấu nhất có thể xảy ra, người ta có thể được chuẩn bị tốt hơn (cố gắng để nó không xảy ra, và đồng thời chuẩn bị tinh thần), nên hậu quả cũng nhẹ nhàng hơn.
- 1 số phụ nữ khi nhận ra chồng mình không tử tế vẫn tiếp tục cuộc hôn nhân và tự an ủi mọi chuyện sẽ khá hơn, chồng mình sẽ thay đổi... Đó có thể xem là suy nghĩ tích cực. Và dĩ nhiên, thái độ không tốt hơn những người suy nghĩ tiêu cực, nghĩ bản tính con người sẽ không thay đổi, rồi quyết định bỏ đi. 
- Những người nhạy cảm, khi quan sát và trải nghiệm, nhìn thấy nhiều bất công, sai trái diễn ra xung quanh, hay buồn và có thể có những suy nghĩ bị gọi là tiêu cực. Nhưng không thể vì thế lại gọi họ là những người bi quan, hoặc nói những câu đại loại như, thuyền chỉ chìm khi nước tràn vào nhấn chìm thuyền, bản thân ta không nên để những thứ tiêu cực chen vào mình, blah blah, như mỳnh thấy trên facebook, bởi thái độ như vậy nghe ích kỷ và rất ngớ ngẩn. 
- Đôi khi, cố gắng suy nghĩ tích cực làm người ta không nhìn thấy mặt trái của vấn đề. 
- Nhiều người theo chủ nghĩa lạc-quan-hạnh-phúc, hay ít nhất trong số những người mỳnh quen, có thói quen né tránh tất cả những gì họ gắn mác là "depressing". Riêng chuyện đọc sách chẳng hạn, 1 người vốn đã quen suy nghĩ tiêu cực, đọc những gì mình thích, có hứng thú, hoặc cảm thấy mình nên đọc, không có thói quen xếp loại tốt/ xấu, tích cực/ tiêu cực, cũng không cần xem nó sẽ tác động làm mình vui hay buồn... 1 người suy nghĩ tích cực, chỉ muốn nhìn thấy the bright side và chủ động né tránh những thứ "depressing", trước tiên phải phân loại, nên khi đọc sẽ thiếu sót so với người kia, và xét mặt nào đó, đang né tránh thực tế. 
- v.v... 

Nói tóm lại, nếu phải trả lời half full hay half empty, mỳnh sẽ không trả lời- mỳnh thấy cả 2. 
Suy nghĩ tích cực và biết ơn vì những gì mình đang có có mặt tốt, nhưng, cũng như mọi thứ khác, có mặt xấu. Nên cứ phải nghe nhai nhải những điều đó, như mỳnh đã viết ở đoạn trên cùng, mỳnh thực sự phát ngấy. 

1 comment:

  1. I gần như là follow chủ nghĩa half empty, tềnh êu à. Em nhìn cuộc sống tối tăm lắm.

    ReplyDelete

Be not afraid, gentle readers! Share your thoughts!
(Make sure to save your text before hitting publish, in case your comment gets buried in the attic, never to be seen again).