Pages

Sunday 24 June 2012

Tranh luận về án tử hình

Diễn ra trên diễn đàn "Chính chị, chính anh, chính tôi" trên facebook




Nautical Mile
Qua vài posts tranh luận ở đây mình nảy ý định muốn hỏi mọi người nghĩ thế nào về án tử hình? Ủng hộ hay không ủng hộ?


Từ Anh Tú ủng hộ


Nautical Mile Cá nhân mình thì không ủng hộ, nhưng mình sẽ nói lý do sau :))


Tiến Từ Từ Với niềm tin vào con người thì em phản đối!


Nautical Mile Niềm tin là con người có thể thay đổi?


Tiến Từ Từ Niềm tin vào giá trị tự do của con người.


Vườn Thơ Chỉ ủng hộ đối với tội ác giết người, tham nhũng, lạm quyền cướp đất nông dân. Không ủng hộ cho tội chính trị, bày tỏ quan điểm ôn hòa.


Nautical Mile Thôi giờ nói luôn không thôi chút nữa lại bận... Luật pháp thì không bao giờ hoàn hảo và vẫn còn đâu đó những lỗ hổng, sai sót. Mình không ủng hộ tử hình vì những án oan, án sai dễ dàng lấy đi những mạng người vô tội. Mình nghĩ đến những người này nhiều hơn là những kẻ thật sự phạm tội (ví dụ như giết người hàng loạt).


Tiến Từ Từ Luật pháp không có trường hợp riêng nhé Vườn Thơ!


Rau Muống Xào Tỏi Riêng tôi, cũng ko ủng hộ.


Nautical Mile ‎Vườn Thơ Chính trị, bày tỏ quan điểm ôn hòa tự nó đã không nên là một cái tội, chứ nói gì đến tử hình hay không :))


Vườn Thơ Tiến Từ Từ, trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng xử phạt 4 năm. Sinh viên cướp máy laptop xử tù 10 năm vậy đây không phải là trường hợp riêng là gì?


Nautical Mile Hiểu lý do bạn Từ Anh Tú ủng hộ vì trước đây mình cũng ủng hộ, nhưng sau này nghĩ đi nghĩ lại nên thay đổi :))


Vườn Thơ Nautical Mile, rất nhiều người bị tù mấy chục năm và đã chết trong trại cải tạo mà không xét xử, chỉ vì bày tỏ quan điểm ôn hòa. Đó chính là án tử hình đó.


Nautical Mile ‎Vườn Thơ Cái mình nói là theo lương tâm chung của con người, không tính các luật rừng đó...


Từ Anh Tú theo tôi mang 1 người hay bắt 1 ai đó xử tử người khác cũng chính là tội lỗi. Nhưng đôi khỉ chúng ta cần phải làm điều đó để làm tấm gương cho kẻ khác thấy




Yi Nguyen Mỳnh bình thường không ủng hộ. Tuy nhiên, không phải là idealist, nên phải nói rõ là có những trường hợp án tử hình là cái duy nhất hợp lý: những người phạm phải tội ác chống lại nhân loại. Ví dụ chơi, giả sử Hitler không tự sát, thì khi bị bắt dĩ nhiên án tử hình là hợp lý, chỉ là cần ra tòa, đưa bằng chứng, công khai mọi thứ, chứ không phải cứ thế chĩa súng vào đầu pằng 1 phát, nhưng phải tử hình vì với dạng như thế thì đừng nghĩ đến chuyện hối cải và hoàn lương.


Nautical Mile Các bạn không ủng hộ như Tiến Từ Từ, Rau Muống Xào Tỏi thấy thế nào? Tội ác chống nhân loại có nên là ngoại lệ không?


Rau Muống Xào Tỏi đồng ý với ý kiến của Yi Nguyễn.
riêng với tội diệt chủng thì ko thể chung thân dc. Vừa rồi dân Ai Cập đã phản đối bản án dành cho Mubarak, đó là điều hợp lý và công bằng.


Tổ Quốc Tôi Yêu Xét theo đạo đức: "Không ai có quyền cướp đi sinh mạng người khác, ngoại trừ thượng đế". Lý luận 1 chút thì thấy cả thằng giết người lẫn người ra án tử hình cũng mắc lỗi về đạo đức :P
Tớ ko ủng hộ việc ra án tử hình, tuy nhiên những trường hợp đặc biệt thì cũng phải chấp nhận thôi. Đơn giản vì trên đời này chỉ có thuyết tương đối thôi :(


Nautical Mile Đồng ý với Yi Nguyen.


Xuân Bách Trần theo thiển ý (gut feeling) của em, những vấn đề này rất hay quy về quan điểm về giá trị sinh mạng con người, mang tính tôn giáo. Tuy vậy, nhìn về mặt thế tục mà nói, những tội ác giết người dã man, thể hiện thú tính mà ở mức độ cả cộng đồng có thể đồng thuận về động cơ gây án và mức độ có thể hối cải, hoàn lương của kẻ phạm tội hay không, thì tử hình còn là một cách để an ủi đối với gia đình, thân nhân nạn nhân. Vẫn biết việc tử hình không thể làm cho người bị hại sống lại, NHƯNG CON NGƯỜI TRONG TÂM THỨC LUÔN CÓ NHU CẦU TRẢ THÙ, ĐÒI LẠI CÔNG BẰNG ở một mức độ nào đó, nên nó có thể có tác dụng điều hòa, cân bằng lại trạng thái của xã hội. Đấy là chưa nói tới giá trị NÊU GƯƠNG cho kẻ khác (cái này chưa đủ số liệu để bàn tới được một cách có ý nghĩa ở đây)


Yi Nguyen ‎"CON NGƯỜI TRONG TÂM THỨC LUÔN CÓ NHU CẦU TRẢ THÙ, ĐÒI LẠI CÔNG BẰNG..." Vấn đề nằm ở chữ "luôn" đấy. Kết luận như thế hơi vội.
Anh biết người NU nói gì về Anders Behring Breivik (vụ 22/7) không?


Tiến Từ Từ anh đang ddihj hỏi em về vấn đề đó đấy Yi Nguyen ạ!


Xuân Bách Trần Ngoài ra còn một vấn đề nữa chúng ta cần bàn, đó là khi những thay đổi chính trị xảy tới, những kẻ đã cam tâm tình nguyện tiếp tay cho những tội ác của chế độ cũ có cần được đem ra xét xử và ra những mức án thật đích đáng (kể cả tử hình luôn) để an ủi những bộ phận trong xã hội đã chịu quá nhiều đau thương, vùi dập ngày trước hay không, vd như Ceaucescu ở Romania ngày trước, hoặc Kaddafi


Xuân Bách Trần anh chưa có điều kiện tìm hiểu về vụ này lắm, vậy người NU nói chung, đặc biệt các gia đình nạn nhân nghĩ gì ?


Xuân Bách Trần hơn nữa, anh cũng muốn em cho ý kiến thêm về vấn đề của chữ "luôn" này là gì ? Vì câu đó anh nói chính là có ý muốn khái quát chung lên bản chất sâu thẳm nhất, dù có thể không bộc lộ ra vì những quy chuẩn nhân đạo, văn minh của cộng đồng.


Yi Nguyen Khoảng năm học vừa rồi trong 1 bài thuyết trình trong lớp tiếng NU em cũng có nhắc tới vụ này nên có tìm hiểu 1 chút. Thí dụ, theo bài báo này: http://www.dagbladet.no/2011/10/07/nyheter/innenriks/terror/anders_behring_breivik/dodsstraff/18499197/
Khi khảo sát, 16% ủng hộ sửa luật để tử hình Anders Breivik, 16% không biết/ không chắc, còn 68% phản đối.
Em và mẹ em cũng đã nói chuyện với nhiều người xung quanh, và họ đều nghĩ tử hình là không cần thiết, là giết người, và cũng không đem những người chết sống lại.
Cũng đã đọc 1 số bài báo phỏng vấn cha mẹ của nạn nhân, họ cũng có suy nghĩ như vậy. Nhưng ở đâu thì em quên rồi.
·
Vườn Thơ Cá nhân tôi ủng hộ án tử hình, để làm gương và ngăn chặn những tội ác trong xã hội. Điển hình việc đưa ma túy lậu vào Việt Nam. Nếu không tử hình, con người vì ham tiền đưa lậu ma túy vào đất nước gia tăng, và xã hội sẽ bất ổn không thể lường trước được do hậu quả của ma túy gây ra.


Yi Nguyen Hờm, em phải ra ngoài. Tí quay lại bàn tiếp.


Xuân Bách Trần mình nghĩ thế này, Mỹ là nước thể hiện ưu tú nhất, điều hòa được tốt nhất những giá trị dân chủ-nhân quyền-nhân văn mà vẫn đảm bảo được trật tự xã hội, quốc gia cường thịnh, tinh thần dân tộc (không phải chủ nghĩa dân tộc) được huy động mạnh mẽ khi cần. Những sự kết hợp đó theo mình Mỹ đã làm tốt hơn Châu Âu. Ở Mỹ hiện chưa bỏ án tử hình, theo mình họ phải có tính toán, cân đối được các yếu tố như thế nào đó mới quyết định giữ nguyên hiện trạng.


Nautical Mile Bạn Xuân Bách Trần bảo "CON NGƯỜI TRONG TÂM THỨC LUÔN CÓ NHU CẦU TRẢ THÙ" làm mình nhớ đến câu của họa sĩ đường phố Banksy "There are four basic human needs; food, sleep, sex and revenge" - "Con người có 4 nhu cầu chính: ăn, ngủ, tình dục và trả thù." (Dường như khác với bên mình một món :D)


Đang lấn cấn tợn :-s Trả thù có thật sự là một "nhu cầu" không? Nếu đã xác định nó là một "nhu cầu" thì việc đè nén nó, lãng quên nó, không cho nó được thỏa mãn dù chỉ một tí có phải là điều tốt không?


Xuân Bách Trần em nghĩ, nếu đã không xác nhận nó là nhu cầu, thì nó sẽ chuyển sang 1 world view khác rồi, thì em chưa hiểu rõ lắm nên chưa có ý kiến. Nhưng nếu xác nhận nó là 1 nhu cầu, thì em nghĩ khó mà có thể đè nén, làm cho nó không được thỏa mãn, bộc phát ra lắm. Trong 3 nhu cầu ở trên, có nhu cầu sex, mà cái đó có liên quan cả đến sexual orientation, thì chúng ta thấy mọi nơi trên thế giới, phong trào đòi quyền lợi và sự thừa nhận xã hội cho cộng đồng LGBT là gì, nếu không phải là để loại bỏ những kìm hãm đối với những nhu cầu chính đáng.


Yi Nguyen Đã về.
Lúc nãy hơi vội tí, nên quên mất 1 câu quan trọng: Anders Breivik giết tổng cộng 77 người. Còn số người bị thương thì quên rồi.
1, vấn đề của chữ "luôn" là thế này: 1 trong những nguyên tắc hàng đầu khi đưa ra 1 phát biểu như vậy là không dùng những từ như "mọi người", "ai ai", "luôn luôn", "không bao giờ" v.v... vì cái gì cũng có ngoại lệ, những phát biểu/ nhận định này chỉ là khái quát, là generalisation, thực tế như thế nào là chuyện khác. Dùng những từ có tính tuyệt đối có thể xem là 1 lỗi tranh luận.
2, chữ "luôn" phía trên càng có vấn đề, vì câu của anh là nói tới con người nói chung, chứ không phải người Việt. Thế thì việc nói chắc chắn như thế càng nguy hiểm. Ví dụ, nói con người ai cũng có 1 phần ích kỷ, cái này đúng. Nhưng nói ai cũng có tư tưởng muốn trả thù, và trả thù= công bằng, kết luận chung cho con người ở những xã hội khác thì hơi vội.
3, "Mỹ là nước thể hiện ưu tú nhất, điều hòa được tốt nhất những giá trị dân chủ-nhân quyền-nhân văn mà vẫn đảm bảo được trật tự xã hội, quốc gia cường thịnh, tinh thần dân tộc (không phải chủ nghĩa dân tộc) được huy động mạnh mẽ khi cần. Những sự kết hợp đó theo mình Mỹ đã làm tốt hơn Châu Âu." Cứ xem như thế, thì không có nghĩa là cái gì Mỹ làm cũng đúng, cũng hay hơn. Có 1 số cái Châu Âu có thể tốt hơn. Đôi khi, cách nghĩ chung của người Mỹ có thể thực tế hơn, và dân Châu Âu có thể hơi lý tưởng, nhưng cũng phải tùy trường hợp mà xét. 1 trong những arguments phản đối án tử hình là, a, những nước có án tử hình không có tỷ lệ tội phạm thấp hơn những nước không có, b, cứ xem như, xét trong các xã hội văn minh và dân chủ, các xã hội khác nhau, 1 số nơi phức tạp hơn nên tỷ lệ tội phạm cao hơn, thì b, ở những nước có án tử hình và có hình phạt nặng hơn, tỷ lệ quay trở lại tù vẫn cao hơn nhiều nước không có, nên phạt nặng không nhất thiết có thể làm người ta rụt lại.
Đó là trả lời anh Bách.
Còn bàn về tử hình thì có 1 số ý khác, nhưng đang bận tí. Lát rảnh em viết.


Hy Văn TQTY đã đọc xong đâu mà Like


Tổ Quốc Tôi Yêu Hơ hơ! Ko đọc xong, sao like được!
Yi Nguyen đang là đối tượng được đảng và nhà nước quan tâm


Tổ Quốc Tôi Yêu Hơn nữa, vụ này Yi Nguyen đã bàn với em một lần rồi, lúc mà Anders Breivik ra tòa ấy :)


Xuân Bách Trần cảm ơn Yi Nguyen, có thể ở đây mình đã phạm vào lỗi khái quát hóa quá mức khi dùng chữ "luôn", nhưng thật lòng mà nói, xin hỏi mọi người ở đây, mọi người có ý kiến ra sao về câu phát ngôn của mình rằng "Con người tự bản chất sinh ra (không phụ thuộc vào nền văn hóa !) đã có 1 nhu cầu về tiềm thức là muốn trả thù để đòi lại 1 phần sự công bằng (mà hình phạt tử hình chính là để quy chuẩn hóa việc đó, đóng 1 tác dụng quan trọng là nhà nước thay mặt cá nhân, làm cho việc "trả thù" đó được diễn ra có trật tự) ?


Xuân Bách Trần Theo mình, đối với một số trọng tội, đặc biệt những tội phạm do lạm dụng quyền lực, đàn áp các bộ phận dân tộc, sắc tộc...(tức là mang màu sắc chính trị), thì tử hình là hình phạt cách ly khỏi cộng đồng một cách triệt để nhất. VD như Mubarak bên Ai Cập, ông ta tuy đã phạm nhiều tội khi đàn áp biểu tình nhưng cuối cùng đã biết tự bước xuống. Đó là điều chứng tỏ đã biết dừng lại, ăn năn 1 phần, nhưng với Kaddafi, hoặc những kẻ đến chết vẫn không chịu quay đầu, như Assad của Syria...thì nếu đến cuối cùng bị lật đổ, hình phạt tử hình là đích đáng và cần thiết (tất nhiên phải có xét xử đàng hoàng, chứ như kiểu giống Kaddafi thì lại không hay lắm)


Yi Nguyen Đấy, lại vội, nên lại quên =))
Đã định viết ý đó rồi. Già, lẩm cẩm :">
Sau khi ở NU 3 năm, em hiểu thêm về người NU và có chịu 1 vài ảnh hưởng nhất định từ cách nghĩ của người NU. Em không có ý định tâng bốc dân NU lên làm gì, họ có 1 số cái em không thích, và đôi khi có thể hơi lý tưởng, hơi trắng đen, nhưng cách nghĩ của họ nhìn chung thường rất nhân bản.
Thí dụ như vụ hôm trước, status của anh đi. Em có nhắc đến chuyện ăn mặc ở đây. Bỏ hết các ý môi trường, dân chủ, tự do, an ninh xã hội... theo anh tại sao NU thường được xem là nước hạnh phúc nhất thế giới? Ở góc độ cá nhân em không hoàn toàn đồng ý NU là nước hạnh phúc nhất, nhưng có thể phần nào hiểu được: ở đây, người ta coi trọng con người, từng cá nhân 1, rất coi trọng tới sự nhân bản, công bằng, bình đẳng, dignity..., chênh lệch giàu nghèo không lớn, không bị vật chất, không quá chú ý đến tiền bạc và hình thức... Với dân trí thức, với dân làm nghệ thuật, với người có nhiều tham vọng cao, có thể NU không có cái họ cần, nhưng xét nghĩa nào đó, NU là thiên đường với công nhân, nông dân và người khuyết tật. Con người không bị phân biệt, không phải lo vì thua kém, không phải mặc cảm... Nghèo không sao, không đẹp không sao, mập không sao, học dở không sao, khiếm thị/ khiếm thính... không sao, chậm phát triển không sao, tàn tật không sao... Mỗi con người đều quan trọng và đều có giá trị như nhau. Ở trường, khi phát bài kiểm tra, giáo viên không đọc điểm và lật ngược bài lại, đặt lên bàn, nên học sinh không biết điểm nhau. Em có đi học em biết, bạn học với nhau giúp đỡ, cùng phát triển, biết cách hợp tác, chứ không chà đạp lên đầu nhau để đi lên. Nói sơ sơ chắc anh hiểu để thấy có sự khác biệt, và để nghe qua 1 vài giá trị theo cách nghĩ dân NU. Tất cả những cái này anh đều có thể tự tìm hiểu thêm. Qua đó, có kết luận gì cũng chưa muộn.
Sau khi đã tiếp xúc, nói chuyện và tranh luận với người NU, em không cho rằng họ không trả thù, không nghĩ đến chuyện trả thù, không phải vì pháp luật không cho phép, mà vì họ không tin vào cái gọi là công bằng của sự trả thù. Hơn nữa, câu hỏi đặt ra, tại sao pháp luật không cho phép? Nếu họ cảm thấy Anders Breivik đáng chết, họ cũng có thể tìm cách tự tay giết Anders Breivik vậy. Có án tử hình đâu mà lo.


Xuân Bách Trần chờ chị Nautical Mile vào "cho ý kiến chỉ đạo" chốt lại vụ này ạ :))) , em cũng chưa biết tranh luận thêm gì vì đã đi đến phần cốt lõi nhất của luận điểm.


Yi Nguyen Còn em chưa tới cốt lõi. Nhưng mới dậy. Tí nữa viết :D
:D


Yi Nguyen OK, bây giờ đi vào cốt lõi.


Trong post của chị Nautical Mile chỉ hỏi đến quan điểm nói chung về án tử hình, nên cmt đầu tiên của mỳnh là trả lời ở góc độ chung. Sau đó, vì 1 số cmt, mỳnh bị kéo lạc sang các chủ đề khác như nhu cầu trả thù của mỗi con người, cách nhìn nhận vấn đề của người NU v.v... Bây giờ quay trở lại ý chính, mỳnh nói rõ 1 lần nữa, ở góc độ chung chung, mỳnh không ủng hộ án tử hình (trừ trường hợp đặc biệt như tội ác chống nhân loại chẳng hạn) vì đó là giết người, có thể có án oan v.v...


Tuy nhiên, xét riêng cho xã hội VN hiện thời thì vấn đề hơi khác 1 chút.


Ai đó có thể gọi đây là lỗi lập luận, đây là exceptionalism, là double standard, nhưng tại sao mỳnh nói cho xã hội VN hiện thời vấn đề này hơi khác?


Đầu tiên phải nói thế này, theo như mỳnh thấy, ở các quốc gia khác nhau, luật pháp được nhìn khác nhau. Có nhiều nơi, luật pháp là công cụ của kẻ cai trị- cái này bỏ qua không bàn đến. Có nơi luật pháp là để trừng phạt và răn đe, chẳng hạn như Mỹ. Ở NU, luật pháp tập trung vào sự cải tạo. Có 1 số nơi, thí dụ như 1 vài nước Trung Đông và Châu Phi, luật pháp như công cụ để trả thù, với suy nghĩ "an eye for an eye". Giả sử 1 vị A làm 1 vị B mù mắt, vị B sẽ được pháp luật làm mù mắt vị A. Đó là phục vụ nhu cầu trả thù anh Xuân Bách Trần nói phía trên đấy. Luật pháp như thế có công bằng, văn minh và hiệu quả không, có lẽ mọi người tự rút ra được, mỳnh không cần phải bàn.


Bây giờ, xét Mỹ và NU, cả 2 đều là quốc gia phương Tây, dân chủ, văn minh, tự do, nhưng ở 2 nơi có cách nhìn khác nhau như đã viết ở trên. Thế nên mỳnh cho rằng thái độ/ quan điểm nhìn chung về án tử hình là 1 chuyện, còn xét kỹ ra lại có 1 số vấn đề khác, vì các xã hội khác nhau có nhiều vấn đề khác nhau, nhiều khi rất khó đem cùng 1 chuẩn mực để xét hết.


Muốn bàn về tử hình, theo mỳnh, không nên nói đến nhu cầu trả thù, cũng không nên nói đến chuyện loại bỏ vài cá nhân ra khỏi xã hội, mà nên xét ít nhất 5 yếu tố như sau:


1/ Tỷ lệ phạm tội, và có thể cũng nên xét qua mức độ dã man và vô nhân tính của tội ác.


2/ Khi án tử hình không có và được thay thế bằng án tù, nhà tù có khả năng làm tù nhân tốt hơn hay không.


Ai có quan tâm có thể nhìn qua hình ảnh nhà tù Halden ở Halden, Na Uy ở đây: https://www.google.com/search?sugexp=chrome%2Cmod%3D4&q=Halden+Prison&um=1&hl=en&biw=1366&bih=667&ie=UTF-8&tbm=isch&source=og&sa=N&tab=wi&ei=GiHkT7meHeuN4gTFoYjDCA


Với điều kiện nhà tù hiện nay của VN thì mỳnh không nghĩ vậy.


3/ Sau khi đã ra tù, họ có khả năng quay trở lại xã hội và bắt đầu cuộc sống bình thường hay không.


Ở VN, với cách báo chí mỗi lần thấy 1 vụ là hăm hở bươi móc kẻ phạm tội ác lẫn gia đình, bao nhiêu tên tuổi quê quán hình ảnh thông tin cá nhân đều quăng đầy lên mặt báo, cộng với cách nhìn phân biệt kỳ thị của người Việt nhìn chung với người từng ở tù, mỳnh không nghĩ vậy.


4/ Khi không bị tử hình, người phạm tội sau khi mãn hạn tù có khả năng thay đổi hay không.


Điều kiện nhà tù là 1 chuyện, mỳnh e rằng nền giáo dục và môi trường xã hội VN chưa thực sự khiến con người có cái nhìn nhân bản. Gọi là phân biệt/ coi thường gì đó cũng được, mỳnh cho rằng nhìn chung (không phải luôn luôn) người dân ở các xã hội tự do văn minh có cách nhìn nhân bản hơn, nhìn và cư xử với nhau "người" hơn.


5/ Xã hội như thế nào, có thể làm người từng phạm tội hối cải và hoàn lương, bắt đầu cuộc sống mới đàng hoàng không, hay có nhiều "điều kiện" và "cơ hội" cho họ lặp lại tội ác/ vi phạm tội ác khác và quay trở lại tù.


Cái này ở VN cũng có vấn đề, do 2 yếu tố, cái nhìn kỳ thị là 1, 2 là ý đầu tiên mỳnh viết trên kia, tỷ lệ phạm tội và mức độ dã man của tội ác.


Cũng phải xét thêm 1 yếu tố rất quan trọng, nếu ai đó chịu khó quan sát, rất nhiều tội ác ở VN gây ra bởi những người rất bình thường. Ở nhiều nước phương Tây cũng có những tội ác rất kinh khủng, nhưng thường gây ra bởi những thằng điên, hoang tưởng, bệnh hoạn, tâm trí không bình thường... Còn ở VN, 1 số lượng rất lớn được gây ra bởi những người rất bình thường, không có bi kịch gì trong quá khứ, cũng hoàn toàn không có dấu hiệu gì không bình thường về tâm thần. Đó là cái cần chú ý.


Còn nếu nói thay tử hình bằng tù chung thân, không cần xét đến chuyện hoàn lương, thì thực ra làm thế rất tốn kém, mà với tỷ lệ phạm tội ở VN thì càng không có điều kiện, theo suy nghĩ của cá nhân mỳnh.


Mà xét 5 yếu tố mỳnh vừa kể trên, và có lẽ còn nhiều yếu tố khác mỳnh bỏ sót, với xã hội và luật pháp và con người VN hiện giờ, bỏ án tử hình là chưa phù hợp.


Nautical Mile Mình mới dậy, nhưng giờ phải lo làm việc vì hôm nay rất bận. Mọi người cứ tiếp tục đi nhé, không cần phải có "ý kiến chỉ đạo" gì đâu :D


Có vài ý cũng muốn thêm vào, nhưng chắc phải đợi tối nay...


Nautical Mile Xin góp 1 chút ý của mình về điểm 4 trong post trên của Yi Nguyen


"4/ Khi không bị tử hình, người phạm tội sau khi mãn hạn tù có khả năng thay đổi hay không.


Điều kiện nhà tù là 1 chuyện, mỳnh e rằng nền giáo dục và môi trường xã hội VN chưa thực sự khiến con người có cái nhìn nhân bản. Gọi là phân biệt/ coi thường gì đó cũng được, mỳnh cho rằng nhìn chung (không phải luôn luôn) người dân ở các xã hội tự do văn minh có cách nhìn nhân bản hơn, nhìn và cư xử với nhau "người" hơn."


Về điều này, có thể lấy ví dụ của Kim Hyun-Hui - nữ điệp viên Bắc Hàn đã giữ vai trò then chốt trong vụ làm nổ tung một chiếc máy bay dân sự của Hàn Quốc năm 1987, giết chết 115 người.


Kim Hyun-Hui cuối cùng bị bắt và nhận bản án tử hình ở HQ. Nhưng TT HQ lúc đó là Roh Tae-woo đã ra lệnh ân xá, vì nghĩ bà ta chỉ là nạn nhân của chế độ Bắc Hàn. Kim ngồi tù một khoảng thời gian, và khi ra tù thì bà ta bắt đầu thay đổi... Được tận mắt chứng kiến xã hội HQ - một xã hội vốn nhân bản hơn nhiều cái xã hội mà Kim đã từng sống qua, và chính bản thân bà đã cảm nhận được thế nào là tình người và sự khoan dung, Kim bắt đầu đi khắp nơi diễn thuyết về những sự thật của chế độ BH. Kim cũng là tác giả của quyển "The Tears of My Soul" (hình như đã có dịch ra tiếng Việt).


Câu chuyện trên có thể là minh chứng là với những nước có nền tảng xã hội vững chắc và nhân bản, khả năng một kẻ tội phạm quyết định hoàn lương sẽ là cao hơn.


Nautical Mile Đó là chuyện của HQ. Còn ở Canada, như mình đã có nhắc qua một chút với Xuân Bách Trần, người ta còn ra luật chống kỳ thị và một trong những điều khoản của luật đó là chống sự kỳ thị những người từng lãnh án tù. Trên thực tế cái luật ấy có hiệu quả như thế nào thì mình không dám chắc, nhưng trên lí thuyết là anh không có quyền kỳ thị một người đã thi hành xong bản án của mình (dĩ nhiên trừ một số nghề đặc biệt mà họ cần một bản lí lịch trong sạch như gương :)))

2 comments:

  1. Chưa đọc hết, làm biếng.
    Nhưng tao thì k ủng hộ.

    To me, death sentence is just another murder--legally.

    ReplyDelete

Be not afraid, gentle readers! Share your thoughts!
(Make sure to save your text before hitting publish, in case your comment gets buried in the attic, never to be seen again).