Vụ tranh cãi K-pop vẫn chưa xong.
Hôm nọ có thêm 1 bài thứ 3 trả lời Mít tờ Đỗ Trung Quân.
Cmt mới của vị Tran Thi Ngự nhìn hơi buồn cười. Ý có đúng, nhưng giống với Ly Thuy Nguyen- lại thêm 1 người chỉ nhìn thấy 1 mặt, 1 khía cạnh của vấn đề, có lẽ chưa đọc bài trả lời của mỳnh nên không thấy mỳnh phân tích khía cạnh kia.
Bài viết của fan K-pop A Dở Người có 1 bài trả lời thế này, chẳng rõ vì sao lại không đăng trên Dân Luận:
"Thời đại mới, đất nước tự do
Chưa cao sang nhưng cũng tạm gọi là no ấm
Không hiểu sao lại sinh ra lũ quái thai
Vẫn “được” gọi là fan cuồng Kpop
Người già dạy bảo
Chúng nhái thơ bật lại kiêu căng
Rằng đó là lý tưởng sống của chúng ông
Yêu ghét ai thằng nào được quyền bình luận?
Chúng ngụy biện rằng tao vẫn giỏi, tao vẫn thông
Sử sách nước nhà
Chúng thông đến đâu?
Về 300.000 lính Pak Chung Hy
Với súng, với đạn, với dao
Tàn sát đồng bào chúng nó
Chém chết mẹ ngay trước mắt con thơ
Ờ thì 36 năm đã qua
Gác lại quá khứ bắt tay làm bạn
Nhưng không phải đội chúng nó lên đầu
Đồng bào máu mủ
Chúng yêu quý đến đâu
Khi công nhân
Vẫn rên xiết dưới bàn tay đốc công Hàn Quốc
Và cô dâu
Không đánh chết cũng phải ôm hai con tự tử
Nực cười
Một show truyền hình
Đòi xóa sạch hết sao?
Những đứa chúng coi như thánh thần
Đứng trên tầng cao
Vạch rèm cười khinh bỉ
Rồi đóng lại
Mặc chúng ngoài kia
Bò lết
Dưới mưa
Đuổi theo ô tô
Như những con zombie không não
Hay nằm la liệt
Trong đêm
Tại sân bay
Dưới con mắt hàng nghìn bạn bè quốc tế
Quốc thể
Còn đâu
Khi đập vào mắt họ
Là lớp trẻ Việt Nam bạc nhược
Bố mẹ chúng nuôi ăn học hai mươi năm
Nhưng nào cần quan tâm
Lăn lóc bon chen
Giành giật
Xâu xé
Bán thân
Ngất lịm
Bị khênh đi như lợn
Chỉ để nhìn
Những khuôn mặt
Vô hồn
Chứa đầy Silicon
Chưa dành tới một giây để quan tâm đến chúng.
Người già dạy bảo
Chúng bảo lỗi thời
Người trẻ khuyên răn
Chúng bật lại
Bọn mày cũng như tao, làm được cái gì mà đòi dạy dỗ
Bó tay"
Làm mỳnh nghĩ tới 1 vụ khác, cũng dính đến HQ. Cách đây không lâu, 1 phụ nữ Việt ở HQ ôm 2 con tự sát- nhảy từ tầng 18. Lý do: bị chồng đánh, gia đình chồng đánh, khi ly dị lại không được giữ con.
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư viết bài "1 chỗ nương tựa", trong đó có 1 số đoạn mỳnh rất thích như thế này:
"Tôi tò mò không biết trước cảnh ấy, bà mẹ đã làm gì? Bà mẹ phản ứng dữ dội và bảo con gái hãy trở về, làm lại cuộc đời? Phía trước còn dài lắm, duyên trời dun rủi biết đâu sẽ lại lấy một tấm chồng tử tế, không thì cứ ở vậy, má nuôi. Không đi đường hoàng được thì trốn, đừng có sống cái đời sống tủi cực này, dù là một ngày. Bà dọa với con rễ và bên nhà thông gia là sẽ đi kiện, sẽ cầu cứu chính quyền (chỉ cần bà dọa thôi, còn làm hay không, biết cách hay không thì tính sau). Hay bà mẹ sẽ ngọt lạt bảo con thôi cố nhịn cho ba má lâu lâu đi Hàn Quốc chơi, bên này kiếm tiền nhiều hơn ở quê, gom được kha khá rồi về, bị đánh chửi thì coi như không, ba mày hồi trẻ cũng đánh chửi tao suốt, nhằm nhò gì.
Thắc mắc quá, không biết bà mẹ phản ứng kiểu gì trong suốt thời gian ở Hàn Quốc chứng kiến con cháu bị ngược đãi thậm tệ (như lời bà kể), nhưng rõ ràng bà thấy núm ruột của mình không hạnh phúc. Bà có giúp nó không?"
"Thật lòng tôi ước ao bà mẹ đã ít nhất một lần ngăn con đi lấy chồng xa xứ, đã từng cố kéo nó khi thấy rơi vào vũng lầy của cuộc hôn nhân, đã từng cầu cứu với bà hội trưởng phụ nữ kiêm hàng xóm, hoặc ông trưởng ấp kiêm láng giềng – những người tương đối hiểu luật chút ít để nghe họ tư vấn xem làm cách nào can thiệp là tốt nhất. Không thể chờ đợi ở chính quyền, họ là người dưng, họ bảo họ là đầy tớ của dân là nói vui thôi, nhưng những thành viên trong gia đình làm gì để bảo vệ cho ruột thịt? Bà mẹ đó ít nhất phải làm một việc gì, dù nhỏ, thí dụ như giựt cây chổi dứ đánh thằng rễ hung bạo, hoặc nếu sợ cái cảnh thế cô trên đất khách thì cũng lấy thân mình che đòn cho con nó đỡ đau và biết đâu thức tỉnh cái thằng người kia một chút gì bằng cái gọi là tình mẫu tử. Giống như đứa bạn ốm yếu cùng xóm mỗi khi thấy tôi bị bắt nạt nó cũng biết co giò chạy đi cầu cứu người lớn. Những hành động dù yếu ớt, nhưng đủ để con gái nhớ rằng nó còn có chỗ nương tựa, để trong lúc quẩn trí nhất, tuyệt vọng nhất nhìn cái chết đang giơ tay chào đón ở mặt đất, cách chỗ nó đang đứng một khoảng không chóng mặt được đo bằng mấy chục tầng lầu, hay lúc thần chết ngoắc nó từ đáy sông sâu, đứa con nhớ ra mình còn người thân để nương tựa."
"Thảm kịch của cô dâu Việt này có một lộ trình rõ ràng, phơi trắng ra dưới nắng, đâu phải như phim kể về đứa con giả vờ mình có đời sống hạnh phúc, cho cha mẹ yên tâm vui hưởng tuổi già."
Khi bài đăng trên Dân Luận, 1 vị tên Nguyễn Thọ viết:
"Theo tôi, thảm kịch này có 2 nguyên nhân: một là thói quen đánh vợ của đàn ông xứ Hàn. Tôi có vài người bạn Hàn, và hầu như họ thấy chuyện này là bình thường. Nguyên nhân thứ 2 là chính người miền quê Nam bộ của chúng ta đa số cũng thấy chồng đánh vợ là chuyện bình thường (giống như việc lấy chồng nhậu nhẹt, cũng là việc bình thường vậy!).
Còn một nguyên nhân xâu sa khác, rất dễ nhận ra. Có ai quan tâm đến cảnh hàng vạn cô gái miền Tây Nam bộ đang hành nghề mại dâm, trá hình tại các tiệm massage gội đầu, các quán bia ôm, quán nhậu... ở TPHCM, Hà Nội. Vì sao họ phải bỏ xứ, chịu làm những công việc như thế để kiếm tiền nuôi thân và nuôi gia đình? Cô gái đi làm dâu xứ người như thế thật ra cũng chỉ là một dạng "bán trôn nuôi miệng".
Ai gây ra thảm cảnh đó mới là người đáng trách, chứ không phải là mẹ của cô gái trong câu chuyện này."
Xét cho cùng, cũng vẫn là do xã hội. Cũng như Tran Thi Ngự, cũng như Ly Thuy Nguyen. 1 lần nữa, vị Nguyễn Thọ này, cũng như nhiều người khác cmt bên dưới bài "1 chỗ nương tựa", quên mất yếu tố gia đình và yếu tố cá nhân. Cùng hoàn cảnh như thế, cùng môi trường như thế, bản thân người phụ nữ đủ điềm tĩnh và cứng cỏi chuyện đã khác, hoặc, không trách người đã chết, 1 bà mẹ khác nếu cương quyết "Về đi con! Về! Nó không cho về thì đem con trốn về!" bi kịch đã không xảy ra, người con không phải tự sát. Bản thân bài của Nguyễn Ngọc Tư cũng viết "Không thể chờ đợi ở chính quyền, họ là người dưng, họ bảo họ là đầy tớ của dân là nói vui thôi, nhưng những thành viên trong gia đình làm gì để bảo vệ cho ruột thịt?" Cùng 1 hoàn cảnh, hành động và cách phản ứng khác nhau, kết cục sẽ khác nhau. Thế thôi.
Update khoảng 5g rưỡi chiều: Bây giờ vụ K-pop coi như tạm lắng- nếu không mỳnh cũng không quan tâm nữa, nhưng mối quan tâm của mỳnh hiện giờ chuyển qua cuộc tranh luận bên dưới bài Nguyễn Ngọc Tư. Có thêm nhiều cmt khác bảo Nguyễn Ngọc Tư lạnh lùng, vô cảm, thiếu cảm thông, thiếu tình người, không thử đặt mình vào vị trí người mẹ v.v... Mỳnh thấy đơn giản là ngớ ngẩn. Tất nhiên, nhìn toàn cảnh, xã hội như thế nào người ta mới tìm đủ cách bỏ nước mà đi, nhưng đấy là 1 chuyện- trong đời người ta không thể chọn nơi mình sinh ra, không thể chọn hoàn cảnh, nhưng phải tỉnh táo, cứng rắn, cương quyết, điềm tĩnh mà quyết định, cân nhắc thiệt hơn, suy nghĩ cái nào cần ưu tiên... Người mẹ hiện giờ đang đau khổ, nhưng suốt 1 thời gian dài chứng kiến con gái mình bị đánh đập, không chỉ chồng mà cả gia đình nhà chồng, mà không làm gì, cả 1 thời gian dài hoàn toàn có 2 lựa chọn, hoặc khuyên nhủ con ráng nhịn hoặc thuyết phục con về, nên chuyện xảy ra chỉ là kết quả của lựa chọn của người mẹ- có thể mỳnh bị xem là quá lý trí và không có tình cảm, nhưng cuộc sống vốn chưa bao giờ công bằng, con người phải tỉnh táo và cứng cỏi. Cần phải có những bài viết như bài của Nguyễn Ngọc Tư, và cần được phổ biến, để nhiều người mẹ khi quyết định gửi con sang lấy chồng xứ người cũng hiểu ra và có được bài học, không để thảm cảnh phải lặp lại.
No comments:
Post a Comment
Be not afraid, gentle readers! Share your thoughts!
(Make sure to save your text before hitting publish, in case your comment gets buried in the attic, never to be seen again).