Trả lời bạn Ly Thuy Nguyen
Có lẽ nhà thơ Đỗ Trung Quân sẽ không trả lời bài viết "nước mắt mà là thứ còn lại duy nhất - thì đất nước chúng ta chẳng còn gì" của bạn Ly Thuy Nguyen, nhưng tôi sẽ trả lời, với tư cách 1 người 'đứng trong gót giày' của các bạn- 19 tuổi, sinh ra và có gần 16 năm lớn lên ở Việt Nam.
Có lẽ nhà thơ Đỗ Trung Quân sẽ không trả lời bài viết "nước mắt mà là thứ còn lại duy nhất - thì đất nước chúng ta chẳng còn gì" của bạn Ly Thuy Nguyen, nhưng tôi sẽ trả lời, với tư cách 1 người 'đứng trong gót giày' của các bạn- 19 tuổi, sinh ra và có gần 16 năm lớn lên ở Việt Nam.
Trong bài "Hãy tiết kiệm thứ còn lại duy nhất" của nhà thơ Đỗ Trung Quân có đoạn:
"...Nói thật
Bọn tôi đàn ông cũng có khi rơi nước mắt
Khi nhìn xác đồng bào, ôm trong tay đồng đội.
Sắt đá vẫn nghẹn ngào.
Nhưng các em ạ
Chúng tôi không bao giờ rơi lệ
Những chuyện tào lao
Chúng tôi không mất thì giờ nửa đêm run rẩy,gào thét trước cổng sân bay để đón đứa lạ hươ lạ hoắc
đến bố mẹ ở nhà cũng chả biết đi đâu
tôi nghĩ đơn giản thế này
Bố tôi chết tôi mới khóc
Mẹ tôi chết tôi mới khóc
Bạn tôi chết tôi mới khóc
Đồng bào tôi mất tích ngoài biển đông tôi mới khóc
Nước mắt ngày càng quý hiếm lắm các em ạ
Hãy cố mà để dành
Mà nhỏ xuống cho điêu linh đất nước
Mà rưng rưng cho nỗi nhục bị cỡi cổ đè đầu
Làm nô lệ..."
Khi nhìn các fan nam ở Việt Nam ôm nhau khóc khi đón T-ara, tôi chỉ muốn hỏi họ: Các bạn có khóc không, khi đồng bào bị bắt ngoài biển Đông? Các bạn có khóc không, khi ta mất thác Bản Giốc, ải Nam Quan, Hoàng Sa, Trường Sa...? Các bạn có khóc không, khi phía Trung Quốc gây hấn nhưng phía Việt Nam vẫn thụ động? Các bạn có khóc không, khi người yêu nước tham gia biểu tình chống Trung Quốc lại bị công an Việt Nam bắt, đạp vào mặt? Các bạn có khóc không, khi người nông dân mất đất? Các bạn có khóc không, khi hàng năm lũ lụt bao nhiêu người chết nhà nước không có chính sách gì? Các bạn có khóc không, khi hàng chục phụ nữ Việt xếp hàng cho vài gã đàn ông Hàn Quốc chọn làm vợ? Các bạn có khóc không, khi vẫn còn rất nhiều người Việt Nam khổ cực, chiến tranh đã qua 37 năm nhưng người Việt Nam vẫn tìm mọi cách để rời nước- làm giấy tờ kết hôn giả, bán nhà đi lao động xuất khẩu, kết hôn với mấy người đàn ông Đài Loan hoặc Hàn Quốc không quen biết, du học và tìm cách ở lại nước khác...? Các bạn có khóc không, khi chiến tranh đã qua 37 năm nhưng với thế giới Việt Nam không phải là 1 quốc gia mà chỉ là tên 1 cuộc chiến? Các bạn có khóc không, khi Việt Nam luôn nằm gần chót trong các bảng xếp hạng về tự do báo chí, tự do internet, dân chủ, điều kiện, chất lượng sống, hệ thống giáo dục...? Các bạn có khóc không, khi nghĩ đến các thế hệ tương lai sẽ phải trả nợ và gánh chịu hậu quả của sự tham lam vô trách nhiệm của các ông lãnh đạo hiện nay, của bauxite, điện hạt nhân và nhiều thứ khác?
Có lẽ không. **
Cùng 1 cảnh khóc lóc vì thần tượng diễn ra ở nơi khác, chẳng hạn như Pháp, Anh, New Zealand, Nhật, Thụy Điển... có lẽ không ai cần phải lên án quá nặng nề. Ừ thì cũng lố bịch, cũng dở hơi, nhưng trong những xã hội đó nhìn chung không có nhiều vấn đề nặng nề và nghiêm trọng, còn ở Việt Nam thì khác, có khối chuyện để quan tâm, có khối chuyện đáng để khóc.
Bạn Ly Thuy Nguyen thân mến ạ, bài viết của bạn làm tôi nhớ tới phản ứng của rất nhiều người Việt với bài "Reasons to hate Vietnam" của 1 người Mỹ đã đến Việt Nam (và không muốn trở lại). Khi đọc bài viết đó tôi thấy nhiều cái đúng, và cảm thấy xấu hổ, thực sự xấu hổ. Lòng tự trọng của người Việt ở đâu khi hét giá cao với người nước ngoài? Khi lừa du khách? Khi vứt rác, bóp còi ầm ĩ, cư xử ồn ào ngoài đường? Rồi đến khi du khách ngoại quốc nói thì tự ái và phản ứng gay gắt, không biết mình càng phản ứng mạnh ấn tượng về Việt Nam càng xấu hơn. Thế trước đó lòng tự hào dân tộc ở đâu? Lòng tự trọng ở đâu?
Tôi nhìn thấy thái độ đó trong chính bài viết của bạn. Bài viết của bạn không hoàn toàn vô lý, có vài điểm đúng, nhưng toàn bài tôi chỉ thấy bạn đang tự ái, đang cảm thấy bị xúc phạm, và muốn đổ lỗi cho xã hội, cho văn hóa, cho giáo dục. Bạn viết:
Tất nhiên, tôi chỉ là tôi, không ai cả, cũng chẳng đại diện cho cái gì, nhưng tôi không thấy bất kỳ lý do nào để đổ thừa tất cả cho xã hội và giáo dục. Những điều nhà thơ Đỗ Trung Quân viết ra, bạn, cũng như nhiều người khác, không thực sự quan tâm, chỉ phủi tay "Do xã hội" và cứ thế những chuyện thế này sẽ tiếp tục xảy ra.
Xã hội chỉ là 1 phần, giáo dục chỉ là 1 phần, môi trường xung quanh chỉ là 1 phần. Bạn quên mất 2 yếu tố khác. 1 là gia đình- đấy là vấn đề nền tảng, nếu cha mẹ ngay từ đầu đã dạy về lòng tự trọng, tự hào, sự độc lập, dạy không sùng bái cá nhân... thì con cái cũng không phát cuồng như các fan nam của T-ara trên kia. Và 2 là cá nhân. Nếu mọi người xung quanh vứt rác đầy đường, việc bạn cũng vứt rác đầy đường như mọi người khác hay vứt đúng vào thùng rác là lựa chọn của cá nhân bạn. Nếu mọi người xung quanh sống không trung thực, hối lộ, chạy chọt, mua bằng cấp giả, có việc làm từ chỗ quen biết, nịnh bợ cấp trên..., bạn sống như họ hay quyết định sống trung thực, đường thẳng mà đi, là lựa chọn của cá nhân bạn. Nếu mọi người Việt đánh mất lòng tự trọng, làm nhiều điều khiến người nước ngoài có cái nhìn xấu về Việt Nam và khiến bạn xấu hổ, lựa chọn cũng hoàn toàn của bạn- làm như họ hay sống tốt, để khi ai đó có ấn tượng xấu về Việt Nam ít ra họ nghĩ vẫn còn có ngoại lệ.
Con người bị ảnh hưởng bởi xã hội nhưng không thể vì thế mà đổ hết cho xã hội. Xã hội có thể thối nát, đạo đức xuống dốc, luật pháp không công bằng, nhưng nếu bạn có 1 hệ thống nguyên tắc và đạo đức và sống dựa theo đó, bạn vẫn có thể sống tốt. Có thể hệ thống giáo dục và truyền thông không dạy gì về lòng yêu nước, lịch sử Việt Nam, văn hóa Việt Nam... nhưng tất cả những điều đó, nếu muốn, bạn có thể tìm thấy trong sách, trên internet...
Nói như bạn, có lẽ bạn không bao giờ có thể nói ai đó vô cảm, không yêu nước- họ sẽ nói nhà nước có đưa thông tin gì đâu, mọi người cũng đều bảo để nhà nước lo mà, do xã hội cả. Nói như bạn, có lẽ mọi tội ác gây ra đều không phải do cá nhân, mà tất cả cứ đổ cho môi trường sống. Nói như bạn, có lẽ sẽ không bao giờ có thay đổi. Như tôi đã nói, bài viết của bạn có vài điểm có lý- bạn nói đúng về cái văn hóa tạp nham, về hệ thống giáo dục, về truyền thông... nhưng ngay cả như thế, mỗi con người cũng đều có free will, có cách sống, lựa chọn của chính mình.
"Chú Quân này, tôi bảo, đổ lỗi cho trẻ con thì dễ thôi
Vì chú chẳng đứng trong gót giày của chúng tôi"
Có lẽ bạn cho rằng bây giờ nhà thơ Đỗ Trung Quân nói bất kỳ điều gì, bạn cũng có thể nói "chú chẳng đứng trong gót giày của chúng tôi". Nhưng bạn Ly Thuy Nguyen thân mến ạ, tôi đứng trong gót giày của bạn. Tôi 19 tuổi, sinh ra và lớn lên trong xã hội Việt Nam, tiếp thu nền giáo dục Việt Nam, sống với người Việt Nam... Tôi không thích K-pop, không cuồng thần tượng nào, không gào khóc khi thấy ai đó, tôi cũng biết rất nhiều người khác hoàn toàn không hiểu được và không chấp nhận được việc làm của các bạn nam kia. Tất nhiên, tôi chỉ là tôi, không ai cả, cũng chẳng đại diện cho cái gì, nhưng tôi không thấy bất kỳ lý do nào để đổ thừa tất cả cho xã hội và giáo dục. Những điều nhà thơ Đỗ Trung Quân viết ra, bạn, cũng như nhiều người khác, không thực sự quan tâm, chỉ phủi tay "Do xã hội" và cứ thế những chuyện thế này sẽ tiếp tục xảy ra.
Xã hội chỉ là 1 phần, giáo dục chỉ là 1 phần, môi trường xung quanh chỉ là 1 phần. Bạn quên mất 2 yếu tố khác. 1 là gia đình- đấy là vấn đề nền tảng, nếu cha mẹ ngay từ đầu đã dạy về lòng tự trọng, tự hào, sự độc lập, dạy không sùng bái cá nhân... thì con cái cũng không phát cuồng như các fan nam của T-ara trên kia. Và 2 là cá nhân. Nếu mọi người xung quanh vứt rác đầy đường, việc bạn cũng vứt rác đầy đường như mọi người khác hay vứt đúng vào thùng rác là lựa chọn của cá nhân bạn. Nếu mọi người xung quanh sống không trung thực, hối lộ, chạy chọt, mua bằng cấp giả, có việc làm từ chỗ quen biết, nịnh bợ cấp trên..., bạn sống như họ hay quyết định sống trung thực, đường thẳng mà đi, là lựa chọn của cá nhân bạn. Nếu mọi người Việt đánh mất lòng tự trọng, làm nhiều điều khiến người nước ngoài có cái nhìn xấu về Việt Nam và khiến bạn xấu hổ, lựa chọn cũng hoàn toàn của bạn- làm như họ hay sống tốt, để khi ai đó có ấn tượng xấu về Việt Nam ít ra họ nghĩ vẫn còn có ngoại lệ.
Con người bị ảnh hưởng bởi xã hội nhưng không thể vì thế mà đổ hết cho xã hội. Xã hội có thể thối nát, đạo đức xuống dốc, luật pháp không công bằng, nhưng nếu bạn có 1 hệ thống nguyên tắc và đạo đức và sống dựa theo đó, bạn vẫn có thể sống tốt. Có thể hệ thống giáo dục và truyền thông không dạy gì về lòng yêu nước, lịch sử Việt Nam, văn hóa Việt Nam... nhưng tất cả những điều đó, nếu muốn, bạn có thể tìm thấy trong sách, trên internet...
Nói như bạn, có lẽ bạn không bao giờ có thể nói ai đó vô cảm, không yêu nước- họ sẽ nói nhà nước có đưa thông tin gì đâu, mọi người cũng đều bảo để nhà nước lo mà, do xã hội cả. Nói như bạn, có lẽ mọi tội ác gây ra đều không phải do cá nhân, mà tất cả cứ đổ cho môi trường sống. Nói như bạn, có lẽ sẽ không bao giờ có thay đổi. Như tôi đã nói, bài viết của bạn có vài điểm có lý- bạn nói đúng về cái văn hóa tạp nham, về hệ thống giáo dục, về truyền thông... nhưng ngay cả như thế, mỗi con người cũng đều có free will, có cách sống, lựa chọn của chính mình.
Đến bao giờ chúng ta ngừng đổ lỗi cho nhau? Đến bao giờ chúng ta thừa nhận cái sai của mình? Đến bao giờ chúng ta bắt đầu thay đổi?
*: Tiêu đề lấy từ bài "Hãy tiết kiệm thứ còn lại duy nhất".
**: Có thể có người cũng biết lịch sử nước nhà, cũng khóc vì đất nước, như trong bài viết "Thư của Fan Kpop gửi nhà thơ Đỗ Trung Quân" của bạn A Dở Người. Và tất nhiên, không phải thích K-pop nghĩa là không biết gì về lịch sử, không quan tâm đến vận mệnh đất nước..., không phải thích K-pop là vọng ngoại, là làm nhục Tổ quốc mình, nhưng ngưỡng mộ và mê muội thần tượng là 2 chuyện khác nhau. Vì sao người ta vẫn thường gộp chung fan K-pop là fan cuồng, và cứ nói tới fan cuồng là nghĩ đến fan K-pop? Vì có 1 số lượng rất lớn fan K-pop có nhiều phát ngôn và hành động thái quá- ôm nhau khóc lóc, gào thét, bỏ thi đại học vì nghĩ đề thi xúc phạm đến thần tượng, quỳ xuống hôn ghế, làm mình làm mẩy để cha mẹ bỏ tiền mua vé hoặc thậm chí sẵn sàng qua đêm với ai đó để có tiền mua vé xem liveshow của thần tượng... Giá trị của K-pop bàn sau, tất cả những cách hành động đó không chỉ lố bịch, dở hơi, mà thực sự đáng xấu hổ. Chuyện mê muội nói chung và khóc lóc khi đón thần tượng nói riêng, đặt trong bối cảnh Việt Nam như đã nói ở trên, càng trở nên phản cảm. Và trong số các fan K-pop, đặc biệt các fan cuồng, có bao nhiêu người đã thực sự có lần rơi nước mắt vì đồng bào và quê hương?
Bài đã đăng trên Dân Luận.
*: Tiêu đề lấy từ bài "Hãy tiết kiệm thứ còn lại duy nhất".
**: Có thể có người cũng biết lịch sử nước nhà, cũng khóc vì đất nước, như trong bài viết "Thư của Fan Kpop gửi nhà thơ Đỗ Trung Quân" của bạn A Dở Người. Và tất nhiên, không phải thích K-pop nghĩa là không biết gì về lịch sử, không quan tâm đến vận mệnh đất nước..., không phải thích K-pop là vọng ngoại, là làm nhục Tổ quốc mình, nhưng ngưỡng mộ và mê muội thần tượng là 2 chuyện khác nhau. Vì sao người ta vẫn thường gộp chung fan K-pop là fan cuồng, và cứ nói tới fan cuồng là nghĩ đến fan K-pop? Vì có 1 số lượng rất lớn fan K-pop có nhiều phát ngôn và hành động thái quá- ôm nhau khóc lóc, gào thét, bỏ thi đại học vì nghĩ đề thi xúc phạm đến thần tượng, quỳ xuống hôn ghế, làm mình làm mẩy để cha mẹ bỏ tiền mua vé hoặc thậm chí sẵn sàng qua đêm với ai đó để có tiền mua vé xem liveshow của thần tượng... Giá trị của K-pop bàn sau, tất cả những cách hành động đó không chỉ lố bịch, dở hơi, mà thực sự đáng xấu hổ. Chuyện mê muội nói chung và khóc lóc khi đón thần tượng nói riêng, đặt trong bối cảnh Việt Nam như đã nói ở trên, càng trở nên phản cảm. Và trong số các fan K-pop, đặc biệt các fan cuồng, có bao nhiêu người đã thực sự có lần rơi nước mắt vì đồng bào và quê hương?
Bài đã đăng trên Dân Luận.